Hội nghị Ung thư Tích hợp Trung Quốc 2024 (CCHIO) đã diễn ra trong 3 ngày từ 14/11-17/11/2024 tại Cố đô Tây An mỹ lệ. Sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc và đồng tổ chức bởi Bệnh viện Tây Kinh thuộc Đại học Quân y Không quân, Viện Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Y học Tích hợp Trung Quốc, cùng với Hiệp hội Phòng chống Ung thư tỉnh Thiểm Tây.
Chủ đề cuộc Hội nghị lần này là “Phòng ngừa và điều trị thành công ung thư với phương pháp điều trị Tổng hợp”, được coi là sự kiện học thuật lớn nhất, tầm cỡ nhất và có phạm vi bao quát nhiều chuyên ngành nhất trong lĩnh vực ung thư học tại Trung Quốc.
Chiều ngày 15 tháng 11, trong khuôn khổ sự kiện quan trọng của Hội nghị CCHIO 2024, Diễn đàn Y học Tích hợp Ung thư Quốc tế ASEAN lần thứ ba (gọi tắt là “Diễn đàn AOS 2024”) đã được tổ chức long trọng. Sự kiện do Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia - Trung Quốc và Bệnh viện Hiện đại Quảng Châu Saint Stamford, đơn vị thành viên của Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc, đồng tổ chức.
Diễn đàn AOS 2024 là một sự kiện y học ung thư đẳng cấp quốc tế và quy mô lớn, thu hút hơn 150 khách mời tham dự trực tiếp, bao gồm hơn 30 quan chức Bộ Y tế từ 7 quốc gia Đông Nam Á và gần 100 chuyên gia y học ung thư. Với trọng tâm xoay quanh các chủ đề chính như “Ung thư tổng hợp, Ung thư quốc tế, Ung thư ít xâm lấn”, diễn đàn đã thảo luận 10 chủ đề chi tiết, qua đó trình bày toàn diện những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học điều trị ung thư tổng hợp của Trung Quốc và Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu và hợp tác y học ung thư trong khu vực ASEAN!
Tập Trung Vào Lĩnh Vực Y Học Điều Trị Ung Thư Tổng Hợp, Quy Tụ Các Chuyên Gia Hàng Đầu ASEAN
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ y tế, chẩn đoán và điều trị ung thư đã bước vào thời kì "tổng hợp".
Diễn đàn AOS 2024 tập trung vào việc thảo luận về y học tích hợp ung thư, quy tụ các chuyên gia hàng đầu với tầm nhìn xa và tư duy đổi mới, cùng nhau định hướng tương lai của lĩnh vực này.
Các lãnh đạo và khách mời tham dự Diễn đàn AOS 2024 bao gồm:
─ Viện sĩ Phàn Đại Minh, Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc, Viện Kỹ thuật Trung Quốc.
─ Giáo sư Vương Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc.
─ Giáo sư Trương Lợi Quân, Bộ phận Hợp tác Quốc tế, Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc.
─ Bà Kim Nông Y, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia - Trung Quốc.
─ Ông Lâm Đạo Hiên, Giám đốc Y khoa Tập đoàn Y tế St. Stamford.
─ Ông Lâm Tân Vĩ, Tổng Giám đốc Bệnh viện Hiện đại Ung thư Quảng Châu St. Stamford.
─ Giáo sư Ân Bình Thiện, chuyên gia Y học Cổ truyền về Ung thư của Bệnh viện Phương Nam thuộc Đại học Y khoa Phương Nam và Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu.
─ Ngoài ra, còn có sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu trong và ngoài khu vực, như:
─ Giáo sư Trần Tiểu Binh, Bệnh viện Ung thư tỉnh Hà Nam.
─ Ông Lâm Vân Lượng, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại Tây An.
─ Giáo sư Nhiếp Dũng Chiến, Bệnh viện Số 1 Đại học Quân y Không quân Trung Quốc.
─ Các giáo sư từ Trung tâm Phòng chống Ung thư Đại học Trung Sơn: Trương Phúc Quân, Hạ Vân, Vương Phong, Cúc Hoài Cường.
─ Giáo sư Vương Dĩnh, Bệnh viện Ung thư Thâm Quyến, Viện Y học Ung thư Trung Quốc.
─ Giáo sư Phùng Quốc Án, Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia - Trung Quốc.
─ Giáo sư Aigul Shinbolatova, Viện Nghiên cứu Ung thư và Xạ trị Kazakhstan.
─ Dr. Edhy Listijo, Hiệp hội Bệnh viện Thành phố Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia.
─ Giáo sư Lê Trung Hải, Bệnh viện Đa khoa Việt Nam.
Sự kiện đã trở thành cầu nối quan trọng thúc đẩy giao lưu, hợp tác và phát triển y học ung thư trong khu vực ASEAN.
Trong lễ khai mạc, Giáo sư Vương Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc, cho biết rằng trong bối cảnh chiến lược phát triển "Một vành đai - Một con đường", Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Đào tạo Y học Tích hợp Ung thư "Một vành đai - Một con đường" (Quảng Đông) tại Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu. Trung tâm này đã thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác y tế giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Giáo sư bày tỏ hy vọng các chuyên gia tham dự sẽ tận dụng cơ hội để trình bày những thành tựu học thuật mới nhất, góp phần vào sự phát triển của y học tích hợp ung thư.
Giáo sư Vương Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc
Ông Lâm Vân Lượng, Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại Tây An, cho rằng khái niệm y học Điều trị tổng hợp rất phù hợp với triết điều trị lý đa dạng và hòa nhập mà Malaysia đang thúc đẩy. Việc tổ chức diễn đàn lần này là một bước quan trọng trong việc các quốc gia ASEAN cùng chung tay đối mặt với thách thức ung thư và thúc đẩy tiến bộ y học. Ông cũng nhấn mạnh tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Malaysia sâu sắc như đại dương, nhiều bệnh nhân Malaysia đã tìm thấy hy vọng điều trị tại Bệnh việnUng bướu Quảng Châu, và ông hy vọng rằng trong tương lai, ngày càng nhiều bệnh nhân sẽ được tiếp nhậnđiều trị tổng hợp.
Ông Lâm Vân Lượng, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại Tây An
Những Thành Tựu Nghiên Cứu ASEAN, Tìm Kiếm Định Hướng Tương Lai Cho Lĩnh Vực Điều Trị Ung Thư Tổng Hợp
Diễn đàn AOS 2024 được chia thành ba chủ đề chính: Y học Tích hợp Ung thư, Ung thư Quốc tế, và Ung thư Ít Xâm Lấn. Có tới 10 chuyên gia và học giả từ trong và ngoài nước đã trình bày các báo cáo chuyên đề, giới thiệu những sáng tạo mới và chia sẻ thành tựu về nghiên cứu điều trị ung thư, với nội dung phong phú và hấp dẫn, đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các đại biểu tham dự.
Trong diễn đàn, các giáo sư Ân Bình Thiện, Đới Văn Yên và Hạ Kiến Vũ từ Bệnh viện Ung bướu St. StamfordQuảng Châu đã giới thiệu về những kết quả nghiên cứu mới nhất. Trong báo cáo chuyên đề "Đặc điểm của Y học Cổ truyền Trung Quốc trong điều trị ung thư", giáo sư Ân Bình Thiện chỉ ra rằng phương pháp điều trị ung thư bằng y học cổ truyền Trung Quốc chú trọng vào căn nguyên bệnh tình, điều trị theo nguyên tắc biện chứng . Ông nhấn mạnh rằng, việc nắm vững cách sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc trong bốn giai đoạn điều trị ung thư: giai đoạn điều trị đầu tiên, giai đoạn điều trị duy trì, giai đoạn cửa sổ, và giai đoạn điều trị tái phát, có thể mang lại hiệu quả vượt trội, với kết quả "1+1>2".
Giáo sư Ân Bình Thiện của Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu
Trong báo cáo chuyên đề, Giáo sư Đái Văn Yên cho biết, theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu, so với tế bào ung thư tuần hoàn(circulating tumor cells - CTC), Tế bào ung thư tuần hoàn kết hợp miễn dịch (Circulating Immune-complexed Tumor Cells - CIC) có biểu hiện tương tác với các yếu tố miễn dịch, chúng có thể “trốn” khỏi sự tiêu diệt của tế bào T. CIC có phản ứng tốt hơn với điều trị Miễn dịch, điều này đã trở thành một chỉ thị sinh học tiềm năng trong việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp miễn dịch. Phát hiện này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của lĩnh vực điều trị ung thư miễn dịch, đồng thời mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân.
Giáo sư Đới Văn Yến của Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu
Giáo sư Hạ Kiến Vũ tại Bệnh viện Ung bướu St, Stamford Quảng Châu đã chia sẻ với các đại biểu về các phương pháp điều trị ung thư ở những vị trí nguy hiểm, thông qua các ca lâm sàng thực tế kết hợp với công nghệ Cấy hạt phóng xạ trong điều trị u não, cùng với những kết quả xuất sắc gần đây từ việc áp dụng các kỹ thuật Xâm lấn tối thiểu. Ông cho biết, với sự phát triển của kỹ thuật Xâm lấn tối thiểu tại bệnh viện, việc điều trị các khối u ở các vị trí nguy hiểm đã có những tiến bộ lớn, giúp giải quyết rất nhiều khó khăn trong một số ca điều trị thực tế.
Giáo sư Hạ Kiến Vũ của Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu
Trong chuyên đề Y học Điều trị Ung thư Tổng hợp, các chuyên gia ung thư đã chia sẻ những kinh nghiệm tiến bộ của họ từ các góc độ khác nhau, tập trung vào y học tổng hợp, bao gồm các kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu. Giáo sư Vương Dĩnh đã chia sẻ báo cáo về "Tình trạng hiện tại và dự đoán tương lai của điều trị và chẩn đoán ung thư ruột", trong khi giáo sư Trần Tiểu Binh giới thiệu về "Ba phương pháp chính trong phục hồi ung thư thực quản". Trong chuyên đề Ung thư Quốc tế, các giáo sư đến từ các quốc gia khác nhau đã chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư tại quốc gia của mình: Giáo sư Phùng Quốc Án từ Malaysia, giáo sư Aigul Shinbolatova từ Kazakhstan, giáo sư Edhy Listijo từ Indonesia và giáo sư Lê Trung Hải từ Việt Nam.
Tạo Dựng Nền Tảng Giao Lưu Quốc Tế, Nhận Được Đánh Giá Cao Từ Mọi Phía
Trong khuôn khổ sự kiện y học tích hợp ung thư này, các khách mời quốc tế đã có cơ hội trực tiếp cảm nhận nhịp điệu phát triển của y học toàn cầu, đồng thời nhìn nhận được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, nhiều đại biểu tham dự không giấu được sự phấn khởi và hào hứng, họ đã dành lời khen ngợi cho sự kiện và bày tỏ kỳ vọng vào việc tăng cường giao lưu, hợp tác với Trung Quốc trong tương lai.
Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia - Trung Quốc, ông Đạt Tô Trần Lương Thành, bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của diễn đàn lần này. Ông ấn tượng sâu sắc với những kinh nghiệm thành công mà Trung Quốc đã tích lũy trong công tác phòng chống ung thư và nền văn hóa rực rỡ mà quốc gia này đã xây dựng. Ông cho rằng, bằng cách học hỏi và tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng thành công của Trung Quốc, Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia có thể áp dụng vào công tác chẩn đoán và điều trị lâm sàng trong nước, qua đó mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân ung thư hơn nữa.
Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Ung thư Malaysia - Trung Quốc, ông Đạt Tô Trần Lương Thành
Giáo sư Lê Trung Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Nội và Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, đánh giá cao kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu của Trung Quốc, cho rằng công nghệ này đang ở vị trí hàng đầu thế giới. Ông nhấn mạnh rằng kỹ thuật này không chỉ giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể và kéo dài thời gian sống. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ rằng bản thân đã học hỏi được rất nhiều từ các công nghệ xâm lấn tối thiểu tích hợp được giới thiệu tại diễn đàn. Điều này cho thấy các diễn đàn như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác y tế quốc tế và tiến bộ công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu và mang lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân.
Giáo sư Lê Trung Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Nội và Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam
Trong cuộc trao đổi, Tiến sĩ Megawati Santoso, Giám đốc Ủy ban Quản lý thuộc Bộ Y tế Indonesia, cho biết công cuộc chống ung thư ở Indonesia đang đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như thiếu hụt nguồn lực y tế và nhận thức của người dân về tầm soát ung thư còn thấp. Bà nhấn mạnh rằng diễn đàn lần này mang lại nhiều ý tưởng và giải pháp mới, giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm. Cùng lúc, cố vấn y khoa Bộ Y tế Thái Lan, Tiến sĩ Kamjad Ramakul, và ông Sanj Sugar, Chủ tịch Hiệp hội Chống Ung thư Mông Cổ, cũng bày tỏ mong muốn trong tương lai được hợp tác sâu rộng hơn với phía Trung Quốc trong các lĩnh vực như giáo dục tuyên truyền, kỹ thuật chống ung thư và trao đổi nhân lực, nhằm thúc đẩy sự phát triển thực tiễn chống ung thư tại quốc gia của họ.
Tiến sĩ Megawati Santoso, Giám đốc Ủy ban Quản lý thuộc Bộ Y tế Indonesia
cố vấn y khoa Bộ Y tế Thái Lan, Tiến sĩ Kamjad Ramakul
ông Sanj Sugar, Chủ tịch Hiệp hội Chống Ung thư Mông Cổ
Cuối cùng, viện sĩ Phàn Đại Minh, Chủ tịch Hội nghị CCO, Chủ tịch Hiệp hội Chống Ung thư Trung Quốc và Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, đã tổng kết hội nghị. Ông nhấn mạnh rằng điều trị tổng hợp chính là hướng phát triển tương lai của ung thư học. Việc xây dựng các phác đồ chẩn đoán và điều trị cá nhân hóa cho từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả tối ưu chính là giá trị cốt lõi của y học tổng hợp. Ông đánh giá cao tầm ảnh hưởng của diễn đàn lần này trong việc thúc đẩy giao lưu quốc tế và bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và trao đổi trong tương lai, để sức mạnh của y học tích hợp lan tỏa khắp thế giới.
Viện sĩ Phàn Đại Minh, Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc, Viện Kỹ thuật Trung Quốc
Đối mặt với ung thư, kẻ thù lớn nhất trong lĩnh vực y tế và sức khỏe trên toàn cầu, chỉ khi chúng ta cùng chung tay hợp tác với các nước láng giềng mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong tương lai, bệnh viện của chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế, đóng góp một sức mạnh "hiện đại" mang tính toàn cầu cho sự phát triển của y học tổng hợp!