Liệu pháp xâm lấn tối hiểu, lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn
Đúng 4 giờ chiều, chúng tôi bước vào phòng bệnh số 2 tầng 4 của Bệnh viện Ung thư St.Stamford, một bác gái dáng vẻ phúc hậu đoan trang đang ngồi trong phòng khách chờ chúng tôi. Bác gái tên là Nguyễn Thị Tuyền, năm nay 65 tuổi, bác trang điểm nhẹ nhàng, lông mày được kẻ ngay ngắn, sắc mặt hồng hào, tinh thần rất tốt. Bác đến từ Hà Nội, Việt Nam, là một bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn.
“Tôi rất cảm ơn các y bác sỹ ở đây, đặc biệt là bác sĩ Lâm Thanh, chính là bác sĩ Lâm đem lại niềm tin cho tôi, giúp tôi kiên trì điều trị đến giờ. Lúc bị chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung, tôi rất lo lắng, tại Việt Nam tôi đã làm 25 đợt xạ trị và 5 đợt hóa trị, song cuối cùng bệnh tình của tôi vẫn tái phát, khối u di căn sang phổi, lúc đó tôi tuyệt vọng lắm, nhưng bây giờ tôi thấy sức khỏe rất ổn!” Mới bắt đầu phỏng vấn, bác Tuyền rất xúc động bắt đầu cuộc nói chuyện.
Tháng 7 năm 2017, bác xuất hiện triệu chứng chảy máu âm đạo không theo quy luật, nhưng bác không mấy lưu tâm, cũng không tới bệnh viện khám và điều trị. Đầu tháng 1 năm 2018, tình trạng chảy máu âm đạo nghiêm trọng hơn, người nhà bác Tuyền bèn đưa bác tới bệnh viện ung thư địa phương chụp CT và nội soi âm đạo, bác Tuyền bị chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn II. Không lâu sau, bác được cho nhập viện và tiếp nhận điều trị xạ trị và hóa trị. Sau khi xạ trị 25 đợt và hóa trị 5 đợt, khối u ở cổ tử cung đã biến mất, nhưng cơ thể bị ảnh hưởng tác dụng phụ của hóa xạ trị, như xuất hiện triệu chứng rụng tóc, mệt mỏi, không thèm ăn, cơ thể suy nhược gầy yếu... Điều không may nhất là, vào hồi tháng 5 năm 2018, khối u của bác tái phát và di căn. Kết quả tái khám cho thấy, ở phổi có nhiều đốm nhỏ và hai khối u tương đối lớn có đường kính khoảng 1.5cm.
Nhận được tin này, bác Tuyền và người nhà đều rất chán nản, và từ chối tiếp tục hóa xạ trị, đi tìm cách điều trị mới. “Cô hàng xóm gần nhà tôi cũng là bệnh nhân ung thư, cô ấy đã điều trị tại Bệnh viện Ung thư St.Stamford, bây giờ bệnh tình đã ổn, khối u trong cơ thể cũng biến mất, các chỉ số ung thư cũng trở lại bình thường. Cho nên chúng tôi muốn tìm hiểu thêm liệu pháp xâm lấn tối thiểu!” Như vậy, bác Tuyền và người nhà được cô hàng xóm giới thiệu và tới văn phòng đại diện Hà Nội của Bệnh viện Ung thư St.Stamford để tư vấn phương án điều trị. Nhờ đó cả nhà bác đã biết tới kĩ thuật xâm lấn tối thiểu có nhiều ưu điểm như không mổ phanh, ít chảy máu, không hóa xạ trị toàn thân, gần như không tác dụng phụ có hại, còn biết tới điều trị xâm lấn cục bộ kết hợp với liệu pháp miễn dịch để đạt hiệu quả cao hơn, cho nên cả nhà bác nhất trí đến Quảng Châu điều trị bệnh.
Ngày 12 tháng 5 năm 2018, bác Tuyền cùng 4 người nhà đã đến Quảng Châu.
Đội ngũ MDT (đội ngũ chẩn đoán và khám đa khoa) của Bệnh viện Ung thư St.Stamford căn cứ vào bệnh tình của bác, đã đưa ra phương án điều trị là can thiệp nút mạch+miễn dịch sinh học. 4 ngày sau, bác Tuyền đã tiếp nhận điều trị can thiệp đợt đầu. “Can thiệp không đau mấy, hình như không bị đau gì, bác sĩ tạo một vết thương nhỏ 1~2mm cho tôi, sau đó dùng ống dẫn cực nhỏ xuyên tới động mạch cung máu khối u, bơm thuốc chống ung thư vào. Phẫu thuật xâm lấn đã áp dụng phương pháp gây tê cục bộ, lúc đầu tôi hơi căng thẳng, vài phút sau là tôi thấy yên tâm và thả lòng. Sau khi điều trị tôi không thấy đau, ngay hôm sau tôi có thể hoạt động như bình thường rồi.” Nhớ đến đợt tiếp nhận điều trị thứ nhất, bác Tuyền kể lại cho chúng tôi nghe.
Đây là lần thứ 6 bác nhập viện điều trị, vì đã trải qua những thời điểm lo âu, hoang mang, bây giờ bác luôn giữ tinh thần tích cực, lạc quan vui vẻ với cuộc sống, kĩ thuật xâm lấn tối thiểu đã làm bền vững hơn niềm tin chiến thắng ung thư của bác. “Tôi luôn nghiêm túc với bản thân, phải nghe theo lời dặn của bác sĩ, về tái khám và điều trị đúng thời điểm đã hẹn, dù tôi thấy mệt mỏi mức nào, tôi đều kiên trì phối hợp bác sĩ để điều trị. Lần trước về tái khám, bác sĩ Lâm Thanh có nói với tôi, khối u của tôi biến mất hắn rồi, nghe thấy vậy tôi mừng lắm.” Bác Tuyền tâm đắc chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư của mình, bác nhấn mạnh niềm tin là bí quyết chiến thắng ung thư, đồng thời cũng phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để điều trị.
“Sau khi điều trị can thiệp đợt thứ 2, khối u ở phổi của bác Tuyền đã teo nhỏ rõ rệt, đến lần thứ 5 bác Tuyền nhập viện, kết quả chụp CT cho thấy các đốm nhỏ và 2 khối u đường kính 1.5cm ở phổi của bác ấy đã hoàn toàn biến mất. Bây giờ bác Tuyền có thể ăn uống và ngủ nghỉ đã bình thường trở lại, các triệu chứng như ho, mệt mỏi cũng biến mất, chỉ số ung thư –CEA, CA12 cũng ở mức bình thường rồi. Hiện tại, chúng tôi điều trị miễn dịch sinh học cho bác ấy để củng cố hiệu quả điều trị và phòng ngừa ung thư tái phát.” Bác sĩ phụ trách của bác Tuyền-bác sĩ Lâm Thanh chia sẻ.
“Tôi cảm ơn Bệnh viện Ung thư St.Stamford đã cứu chữa cho tôi, các y, bác sĩ ở đây đều rất tận tâm, họ đối xử với tôi rất tốt. Nguyện vọng của tôi là sang thủ đô Trung Quốc- Bắc Kinh du lịch, tôi sẽ thực hiện được nguyện vọng này của mình sớm thôi!” Đây là nguyện vọng đầu tiên của bác trong thời gian sắp tới.