- 134
- 2024-04-26
- chia sẻ
Liệu pháp điều trị xâm lấn tối thiểu đã đem tới cho bệnh nhân ung thư thực quản tại Việt Nam niềm tin về cơ hội sống mới
Khi bệnh tình ập tới, tôi cứ ngỡ như không phải sự thật
Chia sẻ về thời điểm nhận kết quả chẩn đoán trước đây, bác Viên kể rằng: “Mỗi khi nhớ lại ngày nhận kết quả chẩn đoán mắc ung thư, tôi vẫn không tin đây là sự thật, cứ ngỡ như một giấc mơ. Đó là vào một ngày tháng 12/2022, như thường lệ, tôi đang ngồi ở nhà thì đột nhiên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, sau đó xuất hiện triệu chứng nôn mửa. Khi ấy, bất giác tôi có một dự cảm không lành, liền tới Bệnh viện Ung bướu Hà Nội kiểm tra, kết quả chẩn đoán tôi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối. Trên đường từ viện trở về nhà, tôi vẫn không dám tin rằng bản thân đã mắc ung thư. Thế nhưng cơ thể không biết nói dối, những triệu chứng bệnh lý khó chịu xuất hiện ngày một nhiều, kèm theo việc ăn uống gặp khó khăn đã khiến tôi phải chấp nhận sự này. Tôi chưa từng trải qua trạng thái tinh thần khủng hoảng và bất an như vậy, không biết phải làm sao, sau đó dưới sự động viên khích lệ và đồng hành sát cánh của người thân, tôi như được tiếp thêm động lực bắt đầu trên con đường đi tìm kiếm phương pháp điều trị ung thư thực quản.
Bác Phạm Đức Viên và vợ
Do trang thiết bị kỹ thuật y tế tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bệnh nhân lựa chọn đi nước ngoài điều trị
Khi được hỏi làm thế nào biết đến bệnh viện chúng tôi (Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu, bác Phạm Đức Viên chia sẻ: “Sau khi biết tin bản thân mắc ung thư thực quản, người nhà đã đưa tôi đi kiểm tra tại một bệnh viện ung thư có tiếng tại Việt Nam, thậm chí bệnh viện họ cũng đã đưa ra cho tôi phác đồ điều trị; tuy nhiên do môi trường và dịch vụ ở đây chưa được tốt lắm, thêm vào đó tôi đối với công nghệ điều trị ở đây cũng chưa thực sự hài lòng và tin tưởng, nên tôi và gia đình quyết định sẽ không điều trị tại Việt Nam, thay vào đó sẽ lựa chọn một bệnh viện điều trị ung thư có chuyên môn tốt hơn tại nước ngoài. Sau đó, gia đình tôi đã tư vấn thêm ở rất nhiều văn phòng, cuối cùng chúng tôi đã tìm được văn phòng đại diện tại Hà Nội của Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu. Trước khi tôi quyết định sang Trung Quốc điều trị, các nhân viên tại văn phòng Hà Nội đã giúp tôi kết nối với chuyên gia ở Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu để cùng hội chẩn trực tuyến. Sau khi các chuyên gia tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của tôi, họ nói rằng tôi đủ điều kiện sức khỏe để theo điều trị tại bệnh viện. Với việc áp dụng phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu sẽ không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh, ít tác dụng phụ, sức khỏe hồi phục nhanh và thời gian điều trị ngắn. Các chuyên gia đã rất nhẫn nại khi giải đáp các thắc mắc của tôi, chính tác phong chuyên nghiệp khiến tôi quyết định lựa chọn đến điều trị tại Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu, khi biết tôi sang Trung Quốc điều trị, cả gia đình tôi cũng đều rất ủng hộ ”.
>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.
Vượt qua muôn trùng khó khăn, phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu đã đem tới cho tôi hy vọng về cuộc sống mới
Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trên hành trình chống lại ung thư nơi xứ người, bác Phạm Đức Viên chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất của tôi là vấn đề làm Visa, do là lần đầu chưa chuẩn bị đủ giấy tờ liên quan dẫn tới việc phải làm lại, vì thế tổng cộng tôi đã phải nộp 2 lần Visa, điều này khiến tôi mất rất nhiều thời gian.”
Sau khi kiểm tra thăm khám tại viện, dựa vào thể trạng tình hình sức khỏe của tôi, các bác sĩ ở đây đã chỉ định phác đồ điều trị cá nhân hóa bao gồm liệu pháp Can thiệp cục bộ và liệu pháp Vi sóng cắt bỏ khối u. Sau đó, bác sĩ còn giải thích cặn kẽ cho tôi hiểu rõ về phác đồ cá nhân hóa và các liệu pháp điều trị. Với liệu pháp Can thiệp cục bộ chỉ cần rạch một vết thương nhỏ 2mm, thuốc được truyền trực tiếp vào khối u thông qua thuyên tắc động mạch, nồng độ thuốc dùng trong điều trị can thiệp cao gấp 2-8 lần so với truyền hóa chất toàn thân; liệu pháp Vi sóng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư rất cao mà lại chỉ cần dùng “mũi kim” (đường kính thường không quá 2 mm) để đi vào khối u dưới hướng dẫn ảnh chụp CT, vết thương ngoài da chưa tới 3mm, không để lại sẹo, không khâu, tránh phải phẫu thuật mổ phanh làm tổn thương “nguyên khí” của toàn cơ thể. Hai kỹ thuật này không chỉ có thời gian điều trị ngắn, hiệu quả rõ rệt mà còn không gây tổn thương cho tế bào khỏe mạnh xung quanh, tốc độ phục hồi sau phẫu thuật tương đối nhanh. Thành thật mà nói, ban đầu tôi khá lo lắng và bất an về phác đồ điều trị. Bởi hai liệu pháp này vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng sau những phân tích chi tiết và lập luận chuyên môn của bác sĩ, tôi càng có niềm tin hơn vào phương pháp điều trị này.
Sau khi tiếp nhận hai phương pháp điều trị 2 lần Can thiệp cục bộ + 1 lần cắt bỏ bằng Vi sóng, tôi cảm thấy chứng khó nuốt của mình đã được cải thiện đáng kể. Nghe bác sĩ nói rằng “Hiệu quả điều trị tương đối tốt, các hạch bạch huyết từng khóa trước đó đã co nhỏ lại sau khi thực hiện điều trị Vi sóng, kích thước khối u thực quản đã thu nhỏ tới 70%.”, biết tin này, tôi và người thân đã không kìm nén được xúc động mà rơi lệ.
Kích thước khối u trước khi điều trị
Kích thước khối u sau khi điều trị
>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.
Cảm ơn Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu đã cho tôi thêm dũng khí đối diện với hiện thực, hướng tới tương lai!
Trong quá trình điều trị, cùng với sức khỏe đang ngày một chuyển biến tốt lên, tôi còn được tham gia các hoạt động Tết Đoan ngọ do bệnh viện tổ chức, tôi rất vui và biết ơn toàn thể đội ngũ nhân viên y tế, phiên dịch viên và nhân viên văn phòng đại diện tại Hà Nội của Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu. Tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình mình - những người đã luôn sát cánh bên tôi trong thời gian chống chọi với bệnh tật. Bây giờ tôi đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, sức khỏe dần được cải thiện, cảm thấy tràn đầy hy vọng vào cuộc sống sau này!
Lời sau cùng, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các y bác sĩ tại Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu, nhờ chuyên môn của các bác sĩ đã giúp tôi tìm lại sự sống; đồng thời qua đây tôi muốn nhắn nhủ tới các bệnh nhân ung thư khác rằng đừng sợ hãi, hãy tích cực điều trị, tin tưởng vào tương lai phía trước đang đón chờ bạn!
Bệnh nhân Phạm Đức Viên