Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị từ chối điều trị tại Việt Nam, được hồi sinh tại Quảng Châu, Trung Quốc
- 112
- 2023-06-02
- chia sẻ
Bệnh nhân Đặng Thị Ánh Tuyết người Việt Nam chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4 từ tháng 12 năm 2016, sau khi điều trị không hiệu quả tại Việt nam cô đã tới Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu, trải qua 1 lần điều trị dao lạnh và 9 lần điều trị can thiệp mạch, khối u tại phổi phải đã teo nhỏ 70%, các đốm nhỏ hai bên phổi về cơ bản đã biến mất, hiện tại bệnh tình ổn định.
“Sau khi tôi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, bác sĩ tại Việt Nam không cho tôi biết rõ về bệnh tình của tôi, không đưa ra cho tôi phương án điều trị, mà chỉ khuyên tôi về nhà!” Nhớ lại tình hình khi vừa mắc bệnh, cô Đặng Thị Ánh Tuyết không kìm được xúc động, mặc dù cô không hiểu gì nhiều về căn bệnh ung thư, nhưng cô cũng thầm cảm nhận được, không còn nghi ngờ gì nữa, điều chờ đợi cô trước mắt chính là cái chết.
May mắn rằng, cuộc sống của cô Đặng Thị Ánh Tuyết chưa đi tới tận cùng, cho dù bác sĩ tại Việt Nam đã từ bỏ việc điều trị cho cô, nhưng tại Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu, 1 lần điều trị dao lạnh và 9 lần can thiệp mạch đã khiến cho khối u tại phổi của cô nhỏ đi 70%, bệnh tình hồi phục ổn định, cô đã tìm lại được hy vọng mới cho chính mình.
Ung thư phổi giai đoạn cuối, bị bác sĩ Việt Nam từ bỏ việc điều trị
Cô Đặng Thị Ánh Tuyết năm nay 56 tuổi tới từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tháng 8 năm 2016, cô bắt đầu có triệu chứng ho, thời gian đầu do bận rộn công việc nên cô Tuyết không hề cảm thấy đó là vấn đề gì to tát, do đã đi khám tại nhiều bệnh viện đều được chẩn đoán là viêm Amidan mãn tính, gần như mọi bác sĩ đều kê cho cô thuốc tiêu viêm và long đờm. Sau khi uống thuốc long đờm khoảng 4 tháng, bệnh tình của cô không hề khá lên mà ngược lại còn nặng hơn: Triệu chứng ho ngày một nghiêm trọng, còn xuất hiện biểu hiện đau tức ngực, hô hấp khó khăn!
Tháng 11 năm 2016, tại bệnh viện Tâm Đức, kết quả chụp cắt lớp của cô Tuyết cho thấy bên phổi trái của cô có các đốm nhỏ, phổi phải có khổi u. Cô lập tức chuyển tới bệnh viện chuyên khoa ung bướu để khám, sau đó, điều mà cô lo lắng nhất cũng đã xảy ra, kết quả sinh thiết cho thấy cô đã mắc ung thư phổi giai đoạn 4 kèm theo di căn hạch, điều khiến cô càng buồn lòng hơn đó là, bác sĩ không giải thích gì nhiều cho cô về bệnh tình của mình, hơn nữa còn khuyên cô nên về nhà nghỉ ngơi.
“Ung thư = chết”, tiềm thức của cô vẫn luôn cho rằng là như vậy, đối diện với tình trạng bệnh của mình, việc bác sĩ Việt Nam không hề đưa ra phương án điều trị mà trực tiếp khuyên cô về nhà nghỉ ngơi đã khiến cô càng chắc chắn hơn về niềm tin của mình, cô Đặng Thị Ánh Tuyết cực kỳ tuyệt vọng, nhưng lại không có cách nào để thoát ra.
>> Nếu quý vị bị chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi
Ra nước ngoài điều trị ung thư phổi
May mắn là, nhờ bạn bè giới thiệu, cô Đặng Thị Ánh Tuyết đã biết đến Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu, do bạn cô cũng chính là một bệnh nhân ung thư, nhờ các phương pháp xâm lấn tối thiểu tại bệnh viện này đã đạt được hiệu quả điều trị rất tốt, điều này khiến cô Đặng Thị Ánh Tuyết đang tuyệt vọng và hoang mang nhen nhóm lên một tia hy vọng mới.
Lần đầu tiên cô Tuyết cùng em gái tới văn phòng đại diện của bệnh viện đặt tại Hồ Chí Minh, điều khiến cô bất ngờ đó là, văn phòng hỗ trợ cô được hội chẩn trực tuyến cùng bác sĩ, thông qua hội chẩn trực tuyến, cô được tư vấn cùng với đội ngũ chuyên gia ung bướu của Trung Quốc, sự tư vấn và giới thiệu về các kĩ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu đã khiến cô cảm thấy tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng vào việc ra nước ngoài điều trị ung thư phổi lần này.
>> Nếu quý vị bị chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi
Điều trị xâm lấn tối thiểu khiến ung thư phổi giai đoạn cuối không còn đáng sợ
Ngày 29 tháng 12 năm 2016, cô Tuyết cùng với em gái đã đến với Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu.
Cô Tuyết chia sẻ: “Quy trình điều trị tại đây rất nhanh chóng, nhập viện ngày thứ hai, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ung bướu của bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và đánh giá tình hình bệnh của tôi, đồng thời đưa ra phương án điều trị. Nhập viện ngày thứ ba, tôi đã tiếp nhận điều trị bằng dao lạnh.”
“Trước khi điều trị lần đầu tiên, tôi rất lo lắng, nhưng tới lần thứ hai và thứ ba, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều. Do trong suốt quá trình điều trị tôi đều tỉnh táo, không hề có cảm giác đau đớn rõ rệt hay bất kỳ tác dụng phụ nào, vết thương chỉ khoảng 2mm, ngày thứ hai sau điều trị tôi đã có thể xuống giường sinh hoạt bình thường, thật sự rất thần kỳ!” Cô Tuyết rất xúc động khi chia sẻ về quá trình điều trị.
Bác sĩ chủ nhiệm Mã là bác sĩ điều trị trực tiếp cho cô Đặng Thị Ánh Tuyết đã chia sẻ “Khác với các phương pháp điều trị truyền thống, điều trị can thiệp mạch là thông qua một ống dẫn siêu nhỏ xuyên qua da và truyền thuốc hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp vào bên trong khối u thông qua chính động mạch cấp máu cho khối u, trên nền tảng không gây tổn hại tới các tế bào khỏe mạnh, phương pháp này có hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, với ưu thế vết thương nhỏ, hồi phục nhanh, đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể giúp họ giảm bớt sự đau đớn trong quá trình điều trị, đồng thời nâng cao tỉ lệ sống sót và hiệu quả điều trị lâu dài.”
Sau khi kết thúc điều trị can thiệp mạch lần thứ 8, kết quả kiểm tra gần đây nhất khiến cô Đặng Thị Ánh Tuyết hết sức vui mừng: Khối u tại phổi phải của cô đã teo nhỏ tới 70%, các đốm nhỏ khác tại phổi đã không còn nhìn thấy nữa, điều này càng khiến cô có niềm tin hơn vào việc điều trị tiếp theo của mình. Cô Tuyết luôn miệng cảm ơn bác sĩ điều trị chính của cô “Cảm ơn các bác sĩ tại đây, chính họ là người đã cứu sống tôi.”
Hiện giờ, việc ăn uống, ngủ nghỉ, hô hấp và sinh hoạt của cô đều hồi phục bình thường, bệnh tình cũng đã ngày một ổn định, trước mắt cô chỉ cần quay lại bệnh viện tái khám định kỳ để tiếp tục điều trị nếu cần thiết.