Khối u thu nhỏ tới 80%! Công nghệ ít xâm lấn đã đem lại sự sống mới cho bệnh nhân ung thư vú như thế nào?

  • browse83
  • time 2025-03-27
  • sharechia sẻ

Từ khi phát hiện cho tới lần đầu điều trị

 

Nguyễn Thị Giang Thanh 58 tuổi, đến từ Hà Nội – Việt Nam. Tháng 11/07, cô được chẩn đoán mắc ung thư vú. Kể từ đó nhịp sống của cô đã hoàn toàn thay đổi, nhanh chóng bước vào hành trình chiến đấu căn bệnh này. Cô đã đối mặt với thử thách một cách tích cực, trải qua phẫu thuật cắt bỏ, 8 đợt hóa trị, 25 đợt xạ trị và kiểm tra sức khỏe định kỳ trong vòng 6 năm. Mặc dù quá trình điều trị đầy gian khổ, nhưng tình trạng của cô vẫn ổn định, điều này khiến cô có lúc nghĩ rằng cuối cùng cô cũng có thể buông bỏ gánh nặng chiến đấu với căn bệnh ung thư và trở lại cuộc sống bình thường.



Thế nhưng, tháng 06/2023 căn bệnh ung thư đã tái phát, kèm theo di căn hạch bạch huyết, khiến cô một lần nữa rơi vào khó khăn. Cô quay trở lại viện K để điều trị, sau khi uống thuốc đích được 1 năm, kết quả không khả quan hơn, khối u hạch bạch huyết ngày càng lớn hơn. Theo dõi quá trình bệnh, bên viện đã điều chỉnh lại phác đồ điều trị cho cô. Tuy nhiên sau 3 đợt điều trị, không những không có chuyển biến tốt, mà khối u hạch bạch huyết của cô vẫn ngày càng to hơn và thậm chí bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đớn. Tràn ngập trong nỗi thất vọng, cô đã phải dừng lại tất cả các phác đồ điều trị.

Chỉ sau hai tháng ngừng điều trị, tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn rất nhiều - các hạch trung thất và xương đòn sưng to nhanh chóng, chèn ép các mạch máu, khiến cô ho thường xuyên và thậm chí khó thở. Cuối cùng, cô được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Tim mạch Việt Nam do tràn dịch màng ngoài tim và màng phổi. Bác sĩ đã hút 2 lít dịch qua đường dẫn lưu ngực, tạm thời làm giảm cơn nguy kịch.


1.jpg

cô Nguyễn Thị Giang Thanh


Bước ngoặt trong hành trình điều trị


Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Tim mạch Việt Nam, cô Nguyễn Thị Giang Thanh gần như rơi vào tuyệt vọng. Các bác sĩ chỉ định cô quay trở lại viện K để tiếp tục điều trị, nhưng thất bại của cuộc điều trị trước khiến cô không dám mạo hiểm thêm một lần nữa. Đúng lúc này, một người bạn của cô cũng đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu St.Stamford Quảng Châu đã động viên cô thử qua Trung Quốc để điều trị, chính lời động viên này đã đem tới một bước ngoặt lớn trong quá trình điều trị của cô.

Thông qua văn phòng đại diện tại Việt Nam, cô đã được hội chẩn phác đồ điều trị cùng với đội ngũ đa khoa MDT thuộc Bệnh viện Ung bướu St.Stamford Quảng Châu. Các bác sĩ đánh giá hiệu quả lên tới 70-80%, khiến chồng cô nhanh chóng quyết định qua Trung Quốc điều trị. Chỉ sau 10 ngày, gia đình cô đã đáp tới Quảng Châu – Trung Quốc. Dịch vụ đón tiếp chu đáo từ sân bay đến bệnh viện, áo ấm được nhân viên chuẩn bị và quy trình nhập viện suôn sẻ khiến vợ chồng cô cảm thấy vô cùng an tâm.

 

3.jpg

 đón tiếp cô Nguyễn Thị Giang Thanh và chồng cô tại sân bay 


Công nghệ điều trị Xâm lấn tối thiểu tinh chuẩn – Thắp lên cuộc sống tươi đẹp hơn


Khi mới tới Quảng Châu, thể trạng của cô Thanh rất yếu, tràn dịch màng tim và phổi khiến cô ho liên tục và khó thở. Bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành hút dịch để làm giảm các triệu chứng và đưa ra phác đồ điều trị song song cho cô – kết hợp Can thiệp cục bộ cùng với Cấy hạt phóng xạ. Cô chia sẻ: “Phác đồ điều trị tại đây khác hoàn toàn so với Việt Nam, đặc biệt là kĩ thuật Cấy hạt phóng xạ, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có.”

Bác sĩ phụ trách Trương Thụy Oánh giải thích: “Hóa trị truyền thống khiến theo đường tĩnh mạch sẽ khiến lượng hóa chất chạy đi toàn cơ thể, gây ra tác dụng phụ lớn. Thế nhưng với Can thiệp cục bộ sẽ truyền thuốc qua đường động mạch, hóa chất được truyền trực tiếp tới mạch máu chính của khối u, giúp cho nồng độ thuốc được truyền vào khối u sẽ cao gấp 2-8 lần so với hóa trị mà đồng thời giảm được đáng kể tác dụng phụ đối với cơ thể bệnh nhân. Đối với Cấy hạt phóng xạ, các hạt phóng xạ giống như "lính gác chiến đấu liên tục". Mỗi hạt có thể liên tục giải phóng tia gama liều thấp, liên tục ức chế sự sao chép DNA của tế bào ung thư trong vòng 180 ngày, đạt được hiệu quả tấn công chính xác và kiểm soát liên tục. ”

“Chuyên môn của bác sĩ tại đây rất tốt! 72 hạt phóng xạ được cấy chính xác vào các khối u ở vị trí nguy hiểm như vùng cổ và trung thất, hơn nữa là trong toàn bộ quá trình điều trị tôi hầu như không cảm thấy khó chịu gì. Cô vô cùng vui vẻ chia sẻ: “Sau 2 lần điều trị, kết quả CT chụp kiểm tra cho thấy dịch tràn ở màng tim và phổi đã được kiểm soát hiệu quả.”

Sau đó cô tiếp tục di chuyển giữa Trung Quốc và Việt Nam để hoàn thành 6 đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 21 ngày. Điều khiến cô hài lòng hơn nữa là bệnh viện đã kết hợp Đông y và Tây y để giúp cô giảm bớt tình trạng mệt mỏi do hóa chất gây ra.“Bất kì triệu chứng gì đều được bác sĩ đều phản hồi và xử lí rất nhanh chóng, sự coi trọng và quan tâm dành cho bệnh nhân của đội ngũ bác sĩ tại đây giúp tôi vô cùng an tâm khi điều trị”

 

Chi phí và hiệu quả điều trị: Một phương án đáng lựa chọn

 

Thật sự ban đầu khi nhắc tới điều tị tại nước ngoài, cô Thanh đã rất băn khoăn về khoản chi phí. So với các bệnh viện công ở Việt Nam, chi phí điều trị ở đây cộng thêm chi phí đi lại thực sự là gánh nặng đáng kể đối với những gia đình bình thường. Nhưng cô thừa nhận, nếu so sánh với các bệnh viện tư tại Việt Nam hoặc một số bệnh viện công có điều kiện tốt hơn thì mức chênh lệch chỉ khoảng 20%-30%.

Bên cạnh chi phí thì cô quan tâm hơn về hiệu quả điều trị và chất lượng phục vụ: “Khi bạn thấy khối u dần thu nhỏ và biến mất, sức khỏe thể trạng được hồi phục, chất lượng cuộc sống trở lại như ban đầu, bạn sẽ thấy từng đồng tiền bỏ ra đều xứng đáng.”

Là một người đã từng trải qua, cô Nguyễn Thị Giang Thanh hy vọng nhiều bệnh nhân Việt Nam có tư tưởng thoải mái hơn: “Điều trị tại nước ngoài không phải là chuyện quá khó khăn, vượt ngoài tầm với, bạn có thể cân nhắc phương án điều trị Trung Quốc, chi phí sẽ tối ưu hơn, xử lí khối u tại Trung Quốc, sau đó trở về Việt Nam để xạ trị nhắc lại để khống chế tái phát tế bào ung thư”.

Cô chia sẻ rằng trước kia cô có một người bạn trẻ tuổi mắc ung thư vú đã qua đời do kĩ thuật điều trị tại bệnh viện địa phương còn hạn chế, vì vậy cô rất muốn giới thiệu được tới nhiều người kĩ thuật điều trị ít xâm lấn tại Bệnh viện Ung bướu St.Stamford Quảng Châu. Cô nói rằng: “Nếu có thể cứu được, dù chỉ 1 người thì những sự chia sẻ này của tôi cũng rất ý nghĩa.”


 2.jpg

cô Nguyễn Thị Giang Thanh và chồng cô

Biết ơn và định hướng tương lai


Đạt được kết quả như ngày hôm nay, cô Nguyễn Thị Giang Thanh vô cùng cảm kích. Cô chân thành cảm ơn toàn thể y bác sĩ của bệnh viện vì sự chuyên nghiệp và tận tâm, đồng thời biết ơn số phận đã giúp cô tìm thấy hy vọng trong hoàn cảnh ngặt nghèo.

Nhưng nguyện vọng của cô không chỉ dừng lại tại đây: “Tôi hy vọng các bệnh viện tại Việt Nam có thể hợp tác với Bệnh viện Ung bướu St. Stamford Quảng Châu, để nhiều bệnh nhân có thể tiếp cận với phương pháp điều trị Xâm lấn tối thiểu nhắm trúng đích hơn. Quá nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội điều trị chỉ vì không biết đến thông tin…”

Đối mặt với sự tái phát của ung thư, cô không chọn từ bỏ mà dũng cảm tìm kiếm những khả năng mới. Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu không chỉ giúp cô kiểm soát bệnh tình mà còn thắp lên hy vọng mới trong cuộc sống!

 

từ khóaก:ung thư vú, điều trị ung thư vú, ít xâm lấn, can thiệp cục bộ, cấy hạt phóng xạ, Bệnh viện Ung bướu St.Stamford Quảng Châu

form

zalo Email zd
whatsapp
ĐẶT LỊCH HẸN BÁC SĨ TƯ VẤN
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!