Những quan điểm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

  • browse161
  • time 2023-05-04
  • sharechia sẻ

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho biết, trong số 94.000 người tử vong vì ung thư mỗi năm, có đến 30% bệnh nhân chết vì cơ thể suy kiệt trước khi bệnh ung thư bùng phát.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, quá trình điều trị ung thư khiến cho bệnh nhân suy mòn sức khỏe là có thật nhưng nguyên nhân dẫn tới tử vong nhanh là do ăn không đủ dinh dưỡng, ăn sai và nghe theo các quan điểm không có căn cứ khoa học. Vậy những suy nghĩ sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là gì?

Giảm bớt ăn uống, ăn kiêng khem, ăn thực dưỡng không đúng

Cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp nhịn ăn để "bỏ đói khối u" như một số người đang đồn đại. Việc ăn ít hay nhịn đói chẳng những không thể ngăn chặn khối u phát triển mà còn làm tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương…nên gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.

Việc kiêng khem hoàn toàn thịt đỏ (lợn, bò…) hoàn toàn không làm giảm cung cấp máu cho khối u hạn chế khối u phát triển, trái lại nó làm cơ thể thiếu hụt vitamin B12 hay sắt trong thịt đỏ và đạm động vật, gây tình trạng thiếu máu, cản trở quá trình làm lành vết thương, giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng.

Kiêng hoàn toàn thịt đỏ sẽ gây tình trạng thiếu máu cho cơ thể

Bệnh nhân ung thư không nên nghe theo những lời khuyên phản khoa học mà tự ý cắt giảm khẩu phần ăn của mình. Nên nhớ, nếu cơ thể suy kiệt, không đủ sức chống chọi với ung thư thì dù bệnh nhân có điều trị theo đúng phát đồ vẫn có thể bị tử vong. Do đó, duy trì dinh dưỡng cho người ung thư đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị.

Không ăn thực phẩm hay uống thức uống giàu vitamin C sau mổ để tránh vết mổ không "chảy dịch vàng"

Sự thật là vitamin C giúp phát triển collagen, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình lành vết mổ.

Uống sữa giàu năng lượng sẽ làm khối u phát triển thêm

Sữa giàu năng lượng là điều cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, nhất là những người ăn uống kém. Sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, giúp người bệnh phục hồi hay tránh tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề thêm, góp phần cải thiện kết quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người bệnh ung thư cần bổ sung sữa vào thực đơn ăn uống

Bồi bổ quá mức cần thiết

Không phải cứ bồi bổ quá mức các thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt cá, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa… vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thì thể chất suy nhược sẽ tiến triển nhanh chóng. Sau khi phẫu thuật hay hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư suy giảm rõ rệt. Việc tích cực bồi bổ chẳng những cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được mà trái lại còn làm trì trệ chức năng hệ tiêu hóa, không có lợi cho sự cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Cơ thể không phải ngày một ngày hai có thể phục hồi, việc bồi bổ phải tiến hành từ từ, phù hợp với từng giai đoạn bệnh, khả năng làm việc của hệ tiêu hóa trong cơ thể và có sự tham khảo ý kiến bác sĩ khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.

Đường - nuôi tế bào ung thư

Tuy rằng các tế bào ung thư sẽ sử dụng glucose được giải phóng từ đường và sản xuất năng lượng theo cách khác với các tế bào khỏe mạnh, nhưng điều này không có nghĩa là thực phẩm có đường sẽ đặc biệt nuôi sống các tế bào ung thư. Người bệnh vẫn phải cung cấp đủ lượng đường trong khẩu phần dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hàng ngày.

Bổ sung đủ lượng đường cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể có đủ dưỡng chất chống chọi với bệnh tật

-Theo yenchungtuoi

Vậy phương thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong từng giai đoạn như thế nào là đúng?

Sau phẫu thuật

- Bắt đầu ăn lại: nên uống thức uống trong (nước cơm hay nước cháo muối, nước đường, nước trái cây loãng).

- Sau đó ăn dần cháo loãng, cháo đặc dần (cháo thịt lợn, cháo thịt bò, cháo gà… 4-6 bữa/ngày).

- Uống đủ nước.

- Vận động sớm (trừ khi có chống chỉ định của bác sĩ).

Xạ trị

- Ăn nhẹ ít nhất 1 giờ trước xạ trị, trừ trường hợp có chống chỉ định.

- Uống nước hoặc nước trái cây, hoặc ăn ít cháo loãng hay bánh ngọt sau khi xạ trị.

- Uống đủ nước, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa/ngày).

- Không ăn thức ăn nóng, chua, cay, mặn, thô ráp, cứng, dai khi đau họng, nuốt đau.

Hóa trị

- Ăn nhẹ ít nhất 1 giờ trước hóa trị.

- Nếu hóa trị kéo dài vài giờ thì nên uống thức uống dinh dưỡng hoặc ăn nhẹ trong thời gian này.

- Uống đủ nước, chia nhiều bữa nhỏ như cháo, soup, sữa dinh dưỡng 4 - 6 bữa/ngày.

- Nếu đỡ mệt nên thay dần bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

từ khóaก:ữ,quan,ể,sai,ầ,trong,ế,ộ,dinh,ỡ,cho,ệ,ung,

form

zalo Email zd
ĐẶT LỊCH HẸN BÁC SĨ TƯ VẤN
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!