Liệu pháp điều trị ung thư xâm lấn tối thiểu tổng hợp đã giúp tôi giữ lại được tử cung
“Tôi còn rất trẻ nên tôi muốn có thể giữ lại tử cung của mình.”Đây khẳng định kiên quyết của cô Lưu (người Malaysia) sau khi nhận chẩn đoán bị ung thư nội mạc tử cung.
Từ chối cắt bỏ tử cung, quyết tâm rời nước tìm hy vọng cứu chữa mới
Vào tháng 01/2023, cô Lưu bắt đầu xuất hiện triệu chứng chảy máu ở vùng âm đạo mà không rõ nguyên nhân, thậm chí tình trạng này còn không ngừng lại. Sau 2 tháng đi thăm khám tại địa phương, cô bị chuẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung. Mới chỉ 39 tuổi, cô Lưu đã không thể ngờ tới và kinh ngạc: “Thể trạng của bản thân hoàn toàn khoẻ mạnh, người thân trong gia đình sức khoẻ cũng rất tốt, tôi còn trẻ thế này sao lại mắc bệnh ung thư được?” Từ đó, cô đã thuyên chuyển nhiều bệnh viện để nhận tư vấn điều trị, tuy nhiên không đạt được kết quả tốt, các bác sĩ đều khuyên cô nên cắt bỏ tử cung.
Cô Lưu hồi tưởng lại và chia sẻ:“Tôi không thể tiếp nhận điều trị theo phác đồ này, tôi còn trẻ, cần giữ lại tử cung để có sức khoẻ tinh thần và thể chất cân bằng.”Sau đó, từ một người không hiểu gì ung thư, cô bắt đầu tìm đọc các bài viết tài liệu về ung thư nội mạc tử cung, cùng đó tìm hiểu trên mạng về các phương pháp điều trị và bệnh viện phù hợp với bản thân hơn. Bỗng một ngày, cô tình cờ tìm thấy trên mạng phương pháp điều trị ung thư xâm lấn tối thiểu, với phương pháp này hoàn toàn không cần cắt bỏ tử cung, được biết tại Bệnh viện Ung thư St. Stamford có kinh nghiệm vô cùng dày dặn và thành thạo trong lĩnh vực ứng dụng phương pháp điều trị xâm lấn. Cô Lưu đã nhanh chóng đưa ra quyết định rời nước đi điều trị tại bệnh viện chúng tôi, đồng thời gia đình cũng hết sức ủng hộ quyết định của cô ấy.
“Từ đầu tới giờ tôi luôn tin rằng sẽ có một phương pháp điều trị phù hợp với mình.” Cho tới nay, cô Lưu luôn tin tưởng về quyết định của bản thân.
“Can thiệp cục bộ + Cấy hạt phóng xạ” đã đem tới hiệu quả thu nhỏ khối u rõ rệt
Đến ngày 03/04/2023, cô Lưu nhập Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu, bắt đầu hành trình điều trị ung thư, tại đây các bác sĩ đã kiểm tra lại một lần nữa bệnh tình của cô: Phát hiện trong tử cung có 2 khối u , một khối u có kích thước khoảng 7x7x8cm, một khối u có kích thước khoảng 13x11x10cm, đã di căn tới hạch bạch huyết vùng ổ bụng và gan, chẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung giai đoạn IV. Vùng bụng của cô Lưu bị phình to chính bởi khối u khổng lồ nằm trong tử cung.
Bác sĩ chủ nhiệm Lâm - bác sĩ điều trị chính của cô Lưu cho biết: “Đối với các bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung giai đoạn đầu phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, nếu như bệnh nhân có nguyện vọng giữ lại tử cung, các bác sĩ có thể dựa vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị không cần cắt bỏ tử cung; đối với các bệnh nhân giai đoạn giữa và cuối, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều tị toàn diện như kết hợp phương pháp phẫu thuật, hóa trị ... Tình trạng của cô Lưu đang ở giai đoạn cuối và hơn nữa cô có mong muốn giữ lại tử cung, cô cần trở lại làm việc bình thường sau khi điều trị. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra phác đồ điều trị xâm lấn tối thiểu tổng hợp là kết hợp liệu pháp Can thiệp cục bộ và Cấy hạt phóng xạ, phác đồ điều trị này chỉ gây ra tổn thương rất nhỏ, hạn chế tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng tới bệnh nhân.”
>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.
Theo tìm hiểu, liệu pháp Can thiệp cục bộ và liệu pháp Cấy hạt phóng xạ đều là phương pháp điều trị ung thư xâm lấn tối thiểu.
Với liệu pháp Can thiệp cục bộ, bác sĩ chỉ cần rạch 1-2 mm trên da bệnh nhân, sau đó truyền thuốc chống ung thư vào bên trong khối u thông qua ống thông để đầu độc trực tiếp khối u, liệu pháp này chỉ gây ảnh hưởng rất nhỏ tới các tế bào xung quanh và có ưu điểm không cần phẫu thuật, chỉ đem lại tổn thương nhỏ, thời gian hồi phục nhanh và đạt kết quả rất tốt.
Liệu pháp hạt phóng xạ là cấy trực tiếp hạt phóng xạ I-125 vào khối u hoặc mô có thể bị khối u xâm lấn và chiếu xạ liên tục vào các mô khối u để phá hủy các tế bào ung thư mà không gây tổn thương hoặc chỉ gây tổn thương nhẹ tới các tế bào lành xung quanh.
Lúc trước, cô Lưu đã tiếp nhận 6 lần điều trị can thiệp cục bộ, một lần cấy hạt phóng xạ vào gan, đến ngày 14/03/2024 trên ảnh chụp CT có thể thấy rõ khối u trong gan của cô Lưu đã bị kiểm soát và phá hủy bởi các hạt phóng xạ, khối u khổng lồ trong tử cung (13X11X10cm) đã biến mất, vùng bụng của cô rõ ràng đã thu nhỏ rất . Quá trình điều trị đã đạt được thành công bước đầu.
Ảnh trái: 04/04/2023 Ảnh chụp CT gan trước khi điều trị Ảnh phải: 14/03/2024 Ảnh chụp CT gan sau khi điều trị
Ảnh trái: 04/04/2023 Ảnh chụp CT tử cung trước khi điều trị Ảnh phải: 14/03/2024 Ảnh chụp CT tử cung sau khi điều trị
Trên con đường điều trị ung thư luôn gặp nhiều khó khăn và trở ngại, lòng kiên trì chính là vũ khí lợi hại để giành được chiến thắng
Cô Lưu nhớ lại quá trình điều trị chia sẻ: “Khi mới tới đến bệnh viện, bụng tôi bị phình to ra, tôi đã luôn nghĩ là do béo phì, tôi không thể hiểu tại sao khối u của mình lại có thể to đến thế. Tôi đã từng buồn phiền về điều ấy. May mắn thay, các bác sĩ luôn động viên an ủi và giải thích cặn kẽ cho tôi về phương pháp điều trị, đã giúp tôi yên tâm hơn nhiều nên tôi không hề lo lắng dù đây là lần đầu tiên điều trị xâm lấn. Tôi rất có niềm tin vào Bệnh viện St. Stamford, bệnh tình của tôi cũng ngày càng khởi sắc sau mỗi lần điều trị.”
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023 là khoảng thời gian điều trị gặp nhiều khó khăn nhất của cô Lưu. Đây là lần thư 2 xuất viện sau điều trị, bởi tính đề kháng bị suy giảm, cô đã mắc phải bệnh thủy đậu, điều này khiến cô không thể xuất cảnh, sau 4 tháng không tiếp nhận điều trị, tình trạng bệnh trở nặng hơn, bung ngày càng chướng và phình to. Cho đến tháng 10, cô mới có thể nhập viện Ung thư St. Stamford để tái điều trị.
>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.
May mắn thay, sau khi kiểm tra kỹ hơn, phát hiện khối u không to lên, bụng to lên là do dịch tích tụ trong khoang tử cung. Sau khi hút dịch và điều trị tích cực, cơ thể cô Lưu đã dần bình phục. Lần này cô nằm viện hơn một tháng. “Giai đoạn này thật khó khăn với tôi nhưng tôi đã chấp nhận và vượt qua. Chỉ cần có niềm tin vào các y bác sĩ ở đây thì mọi chuyện đều sẽ qua thôi”.
Cô chia sẻ: “Trong khoảng thời gian này, tôi rất biết ơn đội ngũ nhân viên y tế ở đây, họ đã chăm sóc, an ủi và thấu hiểu tôi bằng cả tấm lòng. Họ biết tôi thích sự yên tĩnh, khi vào phòng thăm khám và nói chuyện với tôi đều rất nhẹ nhàng, còn có chuyên viên lâm sàng Tiểu Mã luôn dí dỏm hóm hỉnh khiến tôi cũng cảm thấy vui vẻ thoải mái. Toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế đã đem đến cho tôi một sự động viên vô cùng lớn.” Cô còn nói: “Khi tiếp nhận điều trị tại đây, tôi không có gánh nặng tâm lý lớn, sau mỗi lần điều trị, khối u đều thu nhỏ đi rõ rệt và đặc biệt là tôi không có cảm giác khó chịu về mặt thể chất. Để nói về sự phiền nhiểu thì chỉ có điều duy nhất là khoảng cách xa, tốn thời gian di chuyển, nếu bệnh viện ở Malaysia thì tốt hơn, nếu bác sĩ có thể đến chữa trị tại nhà thì càng tuyệt vời hơn! "
Cuối cùng, cô Lưu có những chia sẻ với các bệnh nhân ung thư khác: “Hãy luôn giữ hy vọng, kiên trì điều trị, sống hết mình và luôn chính mình ngay cả khi ốm đau.” Và cô Lưu đã tự mình làm được điều đó, sau mỗi lần điều trị, cô ấy có thể nhanh chóng trở lại làm việc bình thường, sự kiên trì của cô ấy đã mang lại ánh sáng của sự chiến thắng. Giờ đây sẽ không ai nghĩ rằng cô ấy là bệnh nhân, cô vẫn là hiệu trưởng tuyển sinh đại học hiền lành và đầy khí chất.