Cùng Stamford tìm hiểu về ung thư cổ tử cung

  • browse54
  • time 2023-05-04
  • sharechia sẻ

Ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện ở những giai đoạn sớm. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có thể nhận diện được các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Cổ tử cung được tạo thành từ hàng triệu tế bào nhỏ, các tế bào ung thư mới đầu sẽ hình thành ở biểu mô cổ tử cung, sau đó chúng phát triển ở niêm mạc cổ tử cung, rồi hình thành một khối u lớn trong tử cung.

Nhiễm trùng cổ tử cung với vi rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, chúng dần dần có thể trở thành ung thư.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung được chia làm 5 giai đoạn 0, I, II, III, IV. Ở mỗi giai đoạn, mức độ bệnh sẽ phát triển khác nhau

Giai đoạn 0

Đây là giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.

Giai đoạn I

Khi các tế bào ung thư vẫn còn nằm ở cổ tử cung.

  • Giai đoạn IA: Ở giai đoạn phụ này, các tế bào ung thư chỉ có thể xác định được bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Giai đoạn IA1: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư xâm nhập vào trong cổ tử cung 3mm.
  • Giai đoạn IA2: Lúc này, các tế bào ung thư đi sâu vào cổ tử cung từ 3-5mm và nhỏ hơn 7mm về bề rộng.
  • Giai đoạn IB: Đây là khi các tế bào ung thư có thể được xác định mà không cần nhìn qua kính hiển vi.
  • Giai đoạn IB1: Trong giai đoạn này các tế bào ung thư đã phát triển nhưng chưa lớn hơn 4cm.
  • Giai đoạn IB2: Trong giai đoạn này các tế bào ung thư lớn hơn 4cm.

Giai đoạn II

Trong giai đoạn này của ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn còn giới hạn ở trong vùng chậu.

  • Giai đoạn IIA: Lúc này, tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên nhưng chưa ảnh hưởng đến phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn IIB: Đây là khi tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô ở dạ con.

Giai đoạn III

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan ra khỏi vùng chậu hoặc lan tới 1/3 dưới của âm đạo, ảnh hưởng đến các khu vực dưới của âm đạo.

  • Giai đoạn IIIA: Chỉ có các khu vực dưới của âm đạo bị ảnh hưởng và ung thư được giới hạn ở khu vực đó.
  • Giai đoạn IIIB: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan rộng ra thành vùng chậu và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu tới bàng quang.

Giai đoạn IV

Khối u đã xâm lấn đến bàng quang, trực tràng, lan rộng ra khỏi vùng chậu.

  • Giai đoạn IVA: Bàng quang hoặc trực tràng bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn IVB: Giai đoạn này của ung thư được coi là giai đoạn nặng và hết khả năng chữa trị bệnh. Thậm chí các cơ quan ở xa tế bào ung thư cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào?

Cũng như bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung được xếp vào bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chị em phụ nữ.

  • Ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt và sinh lý bình thường của chị em, gây khó khăn cho việc sinh hoạt vợ chồng.
  • Tinh trùng và trứng khi gặp nhau, sẽ phát triển trong tử cung, trong quá trình điều trị bệnh, tử cung của bạn sẽ phải cắt bỏ hoặc bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến một số chị em không còn khả năng làm mẹ.

Những triệu chứng ung thư cổ tử cung

Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi khám âm đạo và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Ngoài ra thì những triệu chứng sau sẽ dễ dàng nhận biết.

Xuất huyết âm đạo bất thường

Xuất huyết âm đạo là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung. Thường gặp là xuất huyết sau khi quan hệ, xuất huyết khi đã mãn kinh.

Khí hư âm đạo khác thường

Khí hư âm đạo sẽ phản ánh nhiều vấn đề khác nhau của âm đạo. Nếu cơ thể bạn bình thường, dịch âm đạo sẽ có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi, tiết ra tại âm đạo trong những ngày rụng trứng. Nếu khí hư của bạn có mùi hôi và màu hồng, nâu hoặc lẫn máu thì có thể bạn đang mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, tại vùng kín còn có nhiều các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng,… là những nguyên nhân gây ra khí hư bất thường tại âm đạo. Để biết rõ điều này bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đau mỏi lưng, chân hoặc vùng xương chậu

Khi bạn có cảm giác đau vùng xương chậu, thì khi đó cổ tử cung của bạn đang có những thay đổi. Khi bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn những cơn đau này có thể kéo đến lưng và chân của bạn.

Tiểu tiện bất thường

Nếu bạn phát hiện mình có bấy kỳ thay đổi nào ở thói quen tiểu tiện, ví dụ khi hắt hơi hoặc vận động mạnh bạn bị rò rỉ nước tiểu, đau buốt khi đi tiểu, có máu kèm trong nước tiểu,… có thể là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung.

Thiếu máu

Khi bạn mắc bệnh ung thư cổ tử cung, lượng hồng cầu của bạn trong cơ thể bị giảm, do lượng bạch cầu phát triển để đẩy lùi bệnh nên cơ thể của bạn sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu. Điều này khiến bạn thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và sức sống. Không chỉ vậy, nó còn cản trở các hoạt động bình thường của bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi

Khi mới bắt đầu chớm bệnh, thì những triệu chứng ung thư cổ tử cung không đến cùng nhau, khi bệnh của bạn vào giai đoạn cuối thì tất cả mới cùng xảy ra. Luôn thấy cơ thể mệt mỏi là một triệu chứng dễ gặp ở bệnh nhân. Khi âm đạo của bạn tiết ra máu bất thường, sẽ làm giảm đi lượng hồng cầu và oxi trong cơ thể, vậy nên bạn thấy mệt mỏi. Phát hiện bệnh sớm từ những triệu chứng phổ biến này sẽ giúp bạn điều trị ung thư cổ tử cung sớm hơn.

Tụt cân nhanh

Khi mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung, cơ thể bạn sẽ thường xuyên đối mặt với việc nôn ói, điều này sẽ làm cơ thể bạn sụt cân không rõ lý do. Khi bạn không có chế độ giảm cân, mà thấy cân nặng của mình tụt 5 – 10% trong vòng 6 tháng thì bạn cần đi khám ngay.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Bạn đừng nhầm việc kinh nguyệt của mình kéo dài thêm một vài ngày, mà đây là quá trình kinh nguyệt kéo dài lên đến hai tuần hoặc trong một tháng bạn có tận hai lần kinh nguyệt. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có bất kỳ sự bất thường nào thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Những nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung

Lây nhiễm virus HPV

Có tất cả hơn 100 loại virus HPV. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại có nguy cơ gây ung thư cao, nhất là loại 16, 18.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn trẻ hay quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh.

Hút thuốc hoặc hít khói thuốc trong thời gian dài

Việc hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Hít phải khói thuốc trong thời gian dài (kể cả khi bản thân không hút) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu

Ung thư cổ tử cung luôn “trực chờ” để tấn công những người có hệ miễn dịch dục yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân mang trong mình virus HIV hay người sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

Ức chế, căng thẳng tinh thần kéo dài

Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress trầm trọng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì vậy, để có thể “tránh xa” căn bệnh này, phái đẹp nên sống lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khỏe cho chị em mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sinh con khi tuổi đời còn trẻ

Việc tiến hành sinh con trước 17 tuổi sẽ góp phần đẩy phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Lý do là ở độ tuổi này cơ quan sinh dục, sinh sản của họ chưa phát triển hoàn thiện cũng như thiếu kiến thức trong vấn đề vệ sinh.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai giúp chị em không canh cánh nỗi lo sinh con ngoài ý muốn tuy nhiên lại mang lại những tác dụng phụ liên quan đến ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nên lựa chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác thay vì sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài.

Có tiền sử mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác

Nếu như trước đây bạn từng chịu sự phiền toái bởi các bệnh như Chlamydia, lậu hay giang mai thì bạn cũng nên đề cao cảnh giác đối với ung thư cổ tử cung.

Bạn thấy không? Bệnh ung thư cổ tử cung vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức nhất định về bệnh ung thư cổ cung, đặc biệt là các triệu chứng thường gặp để có thể nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh không?

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Quan hệ tình dục với nhiều người, hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Nguy cơ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Đã có quan hệ tình dục và / hoặc quan hệ tình dục sớm.
  • Hút thuốc.
  • Bạn tình Có nhiều bạn tình.
  • Nhiễm trùng Có tiền sử bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh sùi mào gà  hoặc mụn giộp sinh dục.

Cách chẩn đoán?

Dưới đây là những xét nghiệm quan trọng:

Phết tế bào cổ tử cung Khoảng 1 trong 10 xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung sẽ cho thấy những thay đổi ở cổ tử cung. Tuy nhiên, những thay đổi này hiếm khi là biểu hiện của bệnh ung thư. Cần thực hiện thêm xét nghiệm để khẳng định chính xác những phát hiện này. Nếu bạn vẫn còn trinh, không cần phải làm các xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu có chảy máu bất thường.

Soi cổ tử cung Soi cổ tử cung là một thủ thuật để kiểm tra cổ tử cung dưới hình ảnh phóng đại. Những khu vực bất thường có thể được xác định và tiến hành sinh thiết – một mẫu mô được lấy để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Nạo nội mạc cổ tử cung Một dụng cụ được đưa vào kênh cổ tử cung để lấy mô kiểm tra dưới kính hiển vi.

Khoét chóp cổ tử cung Phần lớn cổ tử cung được phẫu thuật lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú bằng cách gây tê tại chỗ và theo dõi.

Một số lưu ý cần chuẩn bị cho buổi tầm soát

  • Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
  • Không xét nghiệm khi đang đặt thuốc hoặc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Kiêng quan hệ tình dục khoảng 24 – 58 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư để tránh những tổn thương cho cổ tử cung. Tình trạng này có thể cho kết quả không chính xác.
  • Tuyệt đối không dùng những loại kem bôi trơn âm đạo bởi nó có thể che khuất những tế bào bất thường trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

 Ung thư cổ tử cung được điều trị như thế nào?

Các giai đoạn khác nhau của ung thư cổ tử cung sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn tiền ung thư: Vùng bất thường của cổ tử cung có thể diệt bằng tia laser, điện nhiệt (điều trị bằng sức nóng) hoặc đông lạnh (đóng băng các tế bào). Những vùng lớn hơn mà có thể nhìn thấy qua soi cổ tử cung có thể được phẫu thuật cắt bỏ bằng thủ thuật LEEP (cắt bằng vòng).
  • Ung thư tại chỗ (Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm): Cắt bỏ tử cung (cắt bỏ dạ con) có thể được sử dụng để điều trị ở những người phụ nữ xác định không sinh con nữa. Tuy nhiên, phụ nữ mà muốn giữ lại tử cung của mình có thể lựa chọn khoét chóp cổ tử cung hoặc điều trị bằng laser.
  • Ung thư xâm lấn: Phẫu thuật thường được tiến hành để điều trị ung thư chưa xâm lấn ra khỏi cổ tử cung. Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tuyến mô và bạch huyết gần đó cũng bị cắt bỏ để chắc chắn rằng ung thư đã được loại trừ.

Trong ung thư cổ tử cung, hóa trị được dùng cho phụ nữ bị ung thư lan rộng hoặc tái phát mà không thể chữa khỏi được. Hóa trị là truyền thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị sẽ làm co nhỏ khối bướu và giảm các triệu chứng. Hóa trị cũng có thể được dùng cùng với xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u và để thực hiện phẫu thuật dễ dàng hơn.

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Có hai phương pháp hữu hiệu:

  • Hạn chế hoạt động tình dục sớm và số lượng bạn tình. Sử dụng màng ngăn hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục như một hình thức của biện pháp bảo vệ.
  • Tiến hành xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung thường xuyên. Khi tiến hành khám âm đạo, mẫu tế bào thu được bằng que phết từ lớp niêm mạc cổ tử cung và được soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung có thể phát hiện những thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn sớm dễ dàng hơn để điều trị và tỷ lệ sống sót cao hơn.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung.

Nên tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên để phòng ngừa bệnh.

Tất cả phụ nữ trên 21 tuổi có sinh hoạt/quan hệ tình dục nên tiến hành xét nghiệm. Phết tế bào cổ tử cung thường xuyên. Sau đó, xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung có thể được thực hiện một lần trong vòng 1-3 năm theo lời khuyên của bác sĩ.

Qua những thông tin trên, bệnh viện ung thư Stamford hi vọng bạn đã có được cho mình những kiến thức nhất định về căn bệnh ung thư cổ tử cung để phòng tránh trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời hãy thực hiện việc tầm soát ung thư sớm nhất có thể khi có những dấu hiệu trên, công tác này sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh chỉ ở những giai đoạn đầu tiên.

từ khóaก:Stamford,ể,ề,ung,ổ,ử,cung,Ung,ổ,ử,cung,ể,ợ,

form

zalo Email zd
ĐẶT LỊCH HẸN BÁC SĨ TƯ VẤN
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!