Ung thư hạch

I. Triệu chứng Ung thư hạch


        Nguồn gốc của bệnh ung thư hạch là do các khối u ác tính ở hạch bạch huyết hoặc các tổ chức hạch gây nên, đây là một trong những khối u thường gặp trong 10 khối u ác tính. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên rõ rệt. Theo số liệu thông kê của Hội nghị quốc tế Lymphoma, trên thế giới cứ 9 phút trôi qua thì lại có 1 người mắc bệnh. Phát hiện sớm các triệu chứng trên cơ thể, để tiến hành chẩn đoán ung thư hạch có tác dụng tốt trong việc điều trị khối u hạch ác tính, kéo dài sự sống.


Ung thư hạch


Ung thư hạch có những triệu chứng nào?


1. Triệu chứng toàn thân

        Ung thư hạch xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to. Nếu như không rõ nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, có thể tiến hành xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra ung thư hạch.


2. Hạch bạch huyết sưng to

        Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch, khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi. Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở phần cổ và phần xương thượng đòn. Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư hạch.


3. Biến đổi làn da

        Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ... Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.

        Các chuyên gia Bệnh viện Ung Thư St. Stamford Hiện Đại Quảng Châu khuyến cáo, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở trên, chưa chắc đã bị ung thư hạch nhưng cần phải đến ngay bệnh viện để có những chẩn đoán chi tiết. Nếu như chẩn đoán chính xác là bị ung thư hạch, cần phải điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống.


>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.


II. Chẩn đoán Ung thư hạch


        Nếu như cơ thể xuất hiện những khối u không rõ nguyên nhân, cần phải quan sát trong một thời gian. Nếu như khối u vẫn tồn tại không biến mất, dù không có cảm giác đau cũng cần phải đi đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán. Nếu bác sỹ nghi ngờ là bị ung thư hạch, có thể tiến hành kiếm tra hạch bạch huyết hoặc mô ở những chỗ đau hay các cơ quan để có kết luận chính xác. Các chuyên gia Ung thư bệnh viện Ung bướu Quảng Châu khuyến cáo, chẩn đoán ung thư hạch không được tiến hành một cách mù quáng, bởi vì mức độ tổn thương của các bộ phận và phạm vi ảnh hưởng là không giống nhau thì biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau, tiến hành chẩn đoán một cách mù quáng chỉ càng làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sai. Vì vậy nhất định phải chú ý đến các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch, tiến hành kiểm tra hệ thống.


Chẩn đoán Ung thư hạch


Có những phương pháp nào để chẩn đoán ung thư hạch?


Chẩn đoán hình ảnh


1. Kiểm tra siêu âm: kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 2cm, nhưng không thể xác định được hạch bạch huyết to lên là do khối u xâm lấn, phản ứng hạch tăng sản hay triệu chứng viêm mãn tính, kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra tình trạng gan tỳ sưng to hoặc những khối u trong gan tỳ.

2. Chụp CT, cộng hưởng MRI và kiểm tra âm thanh hình ảnh: có thể phát hiện những tổn thương hạch bạch huyết và tổn thương gan tỳ ở bên trong ngực, sau màng bụng, màng treo ruột.

        Khi kiểm tra phát hiện có khối u trong cơ thể, bác sỹ sẽ lấy một ít mô của khối u để tiến hành sinh thiết chỉ số khối u, xác định khối u lành tính hay ác tính. Kiểm tra này thích hợp với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hạch bạch huyết sưng to.


Sinh thiết chỉ số khối u


1. Sinh thiết hạch: U hạch ác tính thường được xác định bằng cách kiểm tra bệnh lý, thường kiểm tra chỉ số bệnh lý của hạch bạch huyết.

2. Xét nghiệm máu: Những bệnh nhân bị ung thư hạch Hodgkin thì số lượng các tế bào máu trắng bình thường. Những bệnh nhân bị ung thư hạch không Hodgkin thì số lượng tế bào máu trắng sẽ nhiều hơn so với những người bình thường, tế bào hạch tương đối hoặc tuyệt đối tăng nhiều.

3. Sinh thiết tủy: Tỷ lệ ung thư hạch xâm lấn vào tủy có thể lên đến 40% - 90%. Do tầm quan trọng của biểu hiện lâm sàng trong việc kiểm tra tủy nên cần phải chọc hút sinh thiết 1 lần, thậm chí là hơn 1 lần.

4. Sinh thiết gan: Trong ung thư hạch không Hodgkin, tế bào hạch nhỏ và tế bào phân hóa nhỏ dễ xâm lấn gan hơn tế bào phân hóa lớn.

5. Sinh thiết: là phương pháp không thể thiếu để chẩn đoán chính xác. Thường lấy hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách.

6. Nội soi trung thất Mediastinoscopy: Nội soi trung thất có thể đi từ niêm mạc bên ngoài ngực vào màng liên kết để tiến hành sinh thiết, tương đối đơn giản an toàn.


>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.


III. Điều trị Ung thư hạch


        Sau khi được chẩn đoán ung thư hạch, thường thì bệnh nhân sẽ vội vàng đi điều trị. Chứ không hề biết rằng, phương pháp điều trị tốt nhất thì cần phải đánh giá dựa trên bệnh tình, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng như: ra mồ hôi trộm, sút cân, sốt... Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh lý, phân chia giai đoạn xong, mới đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân.

        Phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư hạch hiệu quả không cao. Do tính chất của ung thư hạch mang tính toàn thân, phẫu thuật không thể loại bỏ triệt để. Thậm chí sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư hạch cục bộ, vẫn còn có một số hạn chế đáng kể. Sau khi phẫu thuật vẫn dễ bị tái phát hoặc di căn. Đồng thời, hóa trị cũng có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, những phương pháp điều trị truyền thống còn tồn tại rất nhiều thiếu sót.


Điều trị Ung thư hạch


Có những phương pháp nào điều trị ung thư hạch?


Liệu pháp can thiệp


        Liệu pháp can thiệp là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị ung thư được tiến hành dựa trên sự kết hợp giữa các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao hiện đại. Dưới sự chỉ dẫn của các thiết bị hình ảnh y tế, bác sỹ sẽ đưa các thiết bị như ống thông, dây dẫn chuyên biệt vào cơ thể, để chẩn đoán tình trạng bên trong cơ thể và điều trị cục bộ. Vết cắt (vết châm) hình thành trong thời gian điều trị chỉ có độ lớn bằng hạt gạo, không phải mổ xẻ, có hiệu quả tốt trong điều trị ung thư hạch và di căn. Việc dẫn ống như vậy cho phép truyền trực tiếp vào vùng bị tổn thương, giảm thiểu các tác dụng phụ sang các vùng lân cận khác hẳn với hóa trị toàn cơ thể bình thường.

        Trong quá trình điều trị can thiệp đồng thời cũng tiến hành liệu pháp can thiệp, thuyên tắc mạch sẽ ngăn việc cung cấp máu cho khối u, khiến khối u bị "bỏ đói". Tế bào ung thư không được cung cấp máu, không có dinh dưỡng, không được cung cấp oxy thì sẽ "chết".


Liệu pháp cấy hạt phóng xạ


        Liệu pháp cấy hạt phóng xạ 125I thuộc phương pháp nội xạ trị cự ly ngắn. Dùng phương thức cấy để hạt phóng xạ 125I vào bên trong hạch bạch huyết hoặc hệ thống hạch di căn. Hạt phóng xạ sẽ duy trì việc chiếu xạ liên tục cự ly ngắn vào trực tiếp khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư có thời điểm phân chia khác nhau và các tế bào thiếu oxy ở xung quanh khối u. Vì vậy, có hiệu quả trong việc điều trị khối u, ngăn ngừa khối u tái phát và di căn.


>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.


IV. Giai đoạn Ung thư và Di căn


        Một khi chẩn đoán của bệnh U Lympho không Hodgkin (NHL) được xác nhận, một sự đánh giá giai đoạn cần phải được thực hiện. Xác định giai đoạn đề cập đến mức độ ung thư hạch bạch huyết trong cơ thể. Điều này thường mang lại sự tiên lượng bệnh tuyệt vời và rất hữu ích để giúp xây dựng các kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Có 4 giai đoạn (Giai đoạn I đến IV) cũng như loại A hoặc B. Các giai đoạn khác nhau như sau:


Các giai đoạn Ung thư hạch


Giai Đoạn I: Tế bào ung thư hạch bạch huyết nằm tại 1 nhóm hạch bạch huyết (như cổ hay nách). Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận như phổi.

Giai Đoạn II: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong 2 nhóm hạch bạch huyết cùng một bên (phải hoặc trái) thân thể, trên hoặc dưới hoành cách mô. Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận và hạch bạch huyết gần bộ phận này (cùng bên với hoành cách mô). Tế bào ung thư hạch bạch huyết có thể hiện diện trong các nhóm hạch bạch huyết cùng bên.

Giai Đoạn III: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong hạch bạch huyết ở trên hoặc dưới hoành cách mô. Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận như gan, phổi, lá lách, hoặc xương gần các hạch bạch huyết này.

Giai Đoạn IV: Tế bào ung thư hạch bạch huyết tìm thấy tãi nhiều phần của một hoặc nhiều bộ phận. Hoặc, Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong một bộ phận như gan, phổi, lá lách, hoặc xương và các hạch bạch huyết khác.


Ưng thư tái phát: ung thư xuất hiện sau khi chữa trị.


        Ngoài các giai đoạn kể trên, bác sĩ có thể dùng thêm cách định kỳ chi tiết hơn qua việc mô tả thời kỳ ung thư như A hoặc B:

        - A: Bệnh nhân chưa bị xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt.

        - B: Bệnh nhân đã xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt.


Tiên lượng bệnh ung thư hạch bạch huyết


        Khám lâm sàng, chụp x-quang và báo cáo bệnh lý và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân sẽ giúp đội ngũ y tế xác định mức phát triển của từng trường hợp ung thư hạch bạch huyết. Sau đó, quá trình điều trị thích hợp sẽ được đưa vào thực hiện. Các chiến lược điều trị sẽ khác nhau tùy từng người. Nếu được điều trị kịp thời và thích hợp, bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết có triển vọng tốt.


>> Nếu quý vị được chẩn đoán mắc ung thư, hãy đến với chúng tôi.

từ khóaก:Ung thư hạch

form

zalo Email zd
ĐẶT LỊCH HẸN BÁC SĨ TƯ VẤN
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!